SỰ KHÁC BIỆT NẾU SỨ VỆ SINH NUNG Ở NHIỆT ĐỘ CAO

78 Lượt xem

Sứ vệ sinh (gốm sứ dùng trong thiết bị vệ sinh như bồn cầu, chậu rửa, bồn tiểu, v.v.) thường được nung ở nhiệt độ từ 1.100°C đến 1.280°C.

QUÁ TRÌNH NUNG SỨ VỆ SINH ĐƯỢC THỰC HIỆN QUA 4 GIAI ĐOẠN:

– Giai đoạn sấy khô (~100°C – 200°C): Loại bỏ hơi ẩm trong nguyên liệu để tránh nứt vỡ khi nung.
– Giai đoạn nung thấp (~600°C – 900°C): Các hợp chất hữu cơ cháy hết, hình thành kết cấu cứng ban đầu.
– Giai đoạn nung chính (~1.200°C – 1.280°C): Đây là giai đoạn quan trọng nhất, giúp sứ kết khối hoàn toàn và đạt độ bền cơ học cao. Men sứ và thân sứ hòa quyện vào nhau, tạo bề mặt nhẵn bóng.
– Giai đoạn làm nguội từ từ (~500°C – 100°C): Giúp sản phẩm đạt độ bền tốt nhất, tránh nứt do thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Căn cứ vào nhiệt độ nung người ta chia ra làm 2 nhóm sản phẩm sứ vệ sinh. Nhóm cao cấp với nhiệt độ nung cao (≥1.200°C) và nhóm thấp cấp với nhiệt độ nung (<1.100°C). Mức nhiệt này ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền, khả năng chống thấm nước, độ bóng, các tính năng kháng khuẩn, chống ố vàng và tuổi thọ của sản phẩm. Sự khách biệt cụ thể như sau:

+ Độ bền cơ học:
– (≥1.200°C): độ bền cao, cứng chắc, chịu lực tốt
– (<1.100°C): độ bền yếu và dễ nứt vỡ hơn

+ Độ hút nước
– (≥1.200°C): độ hút nước ≤0.5%, gần như không thấm nước (với sứ Bravat là ≤0.3%)
– (<1.100°C): độ hút nước 2-10%, dễ bị thấm và bám bẩn

+ Bề mặt men
– (≥1.200°C): Mịn, bóng, chống bám bẩn tốt
– (<1.100°C): Kém mịn, dễ trầy xước, bám bẩn nhanh

+ Khả năng chống bám bẩn
– (≥1.200°C): Cao, dễ vệ sinh
– (<1.100°C): Dễ bị ố vàng, khó làm sạch

+ Chống sốc nhiệt:
– (≥1.200°C): Tốt, không nứt khi thay đổi nhiệt độ đột ngột
– (<1.100°C): Dễ nứt khi gặp nước nóng-lạnh bất ngờ

Mặc dù sứ vệ sinh nung ở nhiệt độ cao có chất lượng tốt hơn, nhưng không phải tất cả sản phẩm sứ đều sử dụng phương pháp này. Dưới đây là một số lý do chính:

1. Chi phí sản xuất cao hơn
Nhiệt độ cao (≥1.200°C) yêu cầu lò nung hiện đại, tốn nhiều nhiên liệu và thời gian hơn.
Nguyên liệu phải tinh khiết hơn, ít tạp chất, dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn.
Sản phẩm cao cấp có giá thành đắt hơn, không phù hợp với phân khúc giá rẻ.

2. Yêu cầu kỹ thuật cao & tỷ lệ hỏng nhiều hơn
Nung ở nhiệt độ cao dễ làm sản phẩm biến dạng nếu kiểm soát nhiệt độ không tốt.
Tỷ lệ sản phẩm lỗi hoặc nứt vỡ cao hơn, gây hao hụt nguyên liệu.
Cần có dây chuyền sản xuất hiện đại và chuyên môn cao để đảm bảo chất lượng đồng đều.

3. Phù hợp với từng phân khúc khách hàng
Không phải ai cũng cần thiết bị vệ sinh cao cấp. Sứ nung ở nhiệt độ thấp vẫn đáp ứng được nhu cầu của các công trình giá rẻ hoặc nhà cho thuê. Do đó các sản phẩm giá rẻ, trung cấp thường sử dụng sứ nung ở nhiệt độ thấp để tiết kiệm chi phí.

Kết luận lại sứ vệ sinh nung ở nhiệt độ cao có chất lượng tốt hơn hẳn: Bền hơn, không thấm nước, không bám bẩn nên không ố vàng, không mùi, dễ vệ sinh và có tuổi thọ dài. Sứ nung ở nhiệt độ thấp dễ bị thấm nước gây ố vàng và đọng chất bẩn gây mùi, đồng thời nhanh xuống cấp và khó làm sạch, thường dùng trong sản phẩm giá rẻ. Tuỳ vào nhu cầu của khách hàng và đặc thù công trình mà người ta sử dụng sứ vệ sinh nung nhiệt độ cao hay thấp.

bài trước
bài kế tiếp
1
Bạn cần tư vấn ?